Bạn dự định tham gia Xuất khẩu lao động Nhật bản (XKLĐ), nhưng bạn chưa biết cách làm Hồ sơ như nào, sau đây iWorker.vn xin chia sẻ quý bạn đọc bài viết Hướng dẫn làm hồ sơ đi XKLĐ Nhật Bản.
Đối tượng nào cần phải làm hồ sơ lý lịch đi XKLĐ Nhật Bản? Chỉ khi bạn đáp ứng đủ điều kiện tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản thì bạn mới cần phải làm hồ sơ đi Nhật mà thôi.
I/ Đối tượng được tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản
- Nam nữ độ tuổi từ 18-35 tuổi
- Ngoại hình: Nữ cao trên 1m50, nặng 45 kg
- Nam cao trên 1m60, nặng 50 kg
- Đạt điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B,…không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản
- Tốt nghiệp THCS trở lên
- Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
- Không có tiền án, tiền sự
II. Hồ sơ lý lịch đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm những giấy tờ gì?
- Sơ yếu lý lịch
- Sổ hộ khẩu gia đình
- Giấy khai sinh
- Chứng minh nhân dân
- Bằng tốt nghiệp
- Giấy khám sức khỏe
- Giấy xác nhận nhân sự
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Ảnh thẻ
- Ảnh gia đình, hộ chiếu,…..
- Sơ yếu lý lịch đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Sau đây iWorker sẽ hướng dẫn chi tiết từng loại hồ sơ, để các bạn có thể tự chuẩn bị ở nhà trước khi lên đường nhé!
1. Sơ yếu lý lịch đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Số lượng: 02 bản.
- Yêu cầu: Người lao động kê khai đầy đủ vào bản (trích ngang) trong bộ hồ sơ. Bao gồm các thông tin: Thông tin cá nhân ( quá trình học tập, công tác); gia đình ( thông tin Bố, Mẹ, Anh chị em, vợ, chồng…).
Lưu ý:
- Sơ yếu lí lịch phải có dấu xác nhận của UBND xã, phường, nơi người lao động đang cư trú
- Lý lịch trích ngang phải được dán ảnh 4×6 và đóng dấu giáp lai
- Thông tin cá nhân, gia đình phải được kê khai đầy đủ, rõ ràng (Ghi rõ ngày, tháng, năm; quá trình công tác ở đâu…)
- Mẫu sơ yếu lý lịch có thể nói là CV cực kỳ quan trọng trong bộ hồ sơ đi XKLĐ Nhật Bản
2. Sổ hộ khẩu gia đình
- Số lượng: 03 bản
- Yêu cầu: Photo hộ khẩu gia đình (Thực tập sinh phải có tên trong hộ khẩu photo thành 3 bản. Vì bộ phận hành chính của UBND xã, phường sẽ giữ lại 1 bản để lưu lại)
Lưu ý:
- Hiện nay, sổ hộ khẩu một số địa phương đã thu hồi, vì thế các bạn phải mang CCCD lên UBND xã/phường, gặp Công an Xã/Phường để xin giấy xác nhận cư trú có dấu đỏ.
- Hộ khẩu phải có dấu chứng nhận của UBND xã, phường nơi cư trú.
- Sổ hộ khẩu phải được in trên khổ giấy A4, và phải đóng dấu giáp lai.
3. Giấy khai sinh
- Số lượng: 02 bản
- Yêu cầu: Giấy khai sinh photo công chứng (nếu là bản gốc).
Lưu ý:
- Trong trường hợp, người lao động mất giấy khai sinh gốc thì phải đến UBND xã, phường để xin cấp lại và phải nộp 2 bản chính nếu là bản sao cấp lại.
- Các loại giấy tờ: giấy khai sinh, CMND, Sổ hộ khẩu..không trùng tên họ thì phải xác nhận quyết định thay tên, thay đệm, bớt đệm… của Sở Tư Pháp Tỉnh, Thành phố.
4. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
Số lượng: 02 bản
Lưu ý:
- CMND photo 2 mặt trên cùng 1 mặt giấy A4 (như ảnh bên dưới)
- Trường hợp bị mất giấy CMND phải đến Công An quận, huyện nơi đang cư trú để xin cấp lại.
- Người lao động thường hay mắc phải 2 lỗi sau: photo trên khổ giấy A5 hoặc photo trên khổ giấy A4 nhưng lại photo thành 2 mặt của cùng 1 trang giấy.
5. Bằng tốt nghiệp
- Số lượng: Mỗi loại bằng tốt nghiệp 2 bản
- Yêu cầu: Photo ra mặt giấy A4, không cần photo mặt bìa sau.
Lưu ý:
- Các loại bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học; chứng chỉ nghề.
- Trong trường hợp người lao động có các chứng chỉ tay nghề, chứng chỉ tiếng Nhật thì đây chính là 1 lợi thế ưu tiên cho thực tập sinh
Cụ thể:
- Thực tập sinh đã tốt nghiệp Đại học, thì chỉ cần nộp Bằng Cấp 3 và Bằng Đại học.
- Thực tập sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, thì chỉ cần nộp Bằng cấp 3 và bằng Cao đẳng.
- Thực tập sinh có chứng chỉ nghề thì nộp chứng chỉ nghề và bằng Cấp 3.
- Thực tập sinh tốt nghiệp cấp 2 (do tiêu chí đơn hàng) thì nộp bằng Cấp 2.
- Nếu chưa lấy được Bằng chính thì nộp GIẤY CHỨNG NHẬN TÔT NGHIỆP TẠM THỜI, BẢNG ĐIỂM, nhưng đến khi đỗ đơn hàng thì bắt buộc phải nộp bằng chính (photo chứng thực).
- Ngoài ra thực tập sinh nào có chứng chỉ tiếng Nhật và chứng chỉ nghề do các tổ chức Nước ngoài cấp thì nộp cùng theo hồ sơ.
6. Giấy khám sức khỏe
Thực tập sinh sẽ được cán bộ tư vấn của công ty hướng dẫn khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện chỉ định của các công ty XKLĐ hoặc được hướng dẫn tới bệnh viện nào đạt tiêu chuẩn.
Khám sức khỏe xong từ 1 – 2 ngày sau sẽ có kết quả, cán bộ công ty sẽ gọi điện để thông báo kết quả trực tiếp với bạn. Nếu sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh không đủ tiêu chuẩn đi XKLĐ Nhật Bản thì bạn sẽ tiến hành làm hồ sơ thủ tục và lên trực tiếp công ty để nộp.
7. Giấy Xác nhận Nhân sự
Số lượng: 01 bản
Yêu cầu:
- Người lao động đến UBND xã, phường nơi cư trú để xin giấy xác nhận nhân sự.
- Giấy xác nhận nhân sự phải được dán ảnh 4*6 vào góc trái và đóng dấu giáp lai của Công an xã, phường
8. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Số lượng: 01 bản
Lưu ý:
- Người lao động đã đăng kí kết hôn thì mang theo giấy kết hôn photo thành 2 bản mang ra UBND xã phường nơi cư trú để xác nhận.
- Người lao động chưa kết hôn: sẽ được Cán bộ tuyển dụng cung cấp cho giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Người lao động xin xác nhận của UBND xã, phường nơi mình đang cư trú.
- Người lao động đã ly hôn, yêu cầu mang bản photo quyết định ly hôn của tòa án để đên UBND Xã, phường xác nhận.
9. Ảnh thẻ
Số lượng yêu cầu:
- 12 ảnh 4*6
- 12 ảnh 3*4
- 06 ảnh 3.5*4.5
- 06 ảnh 4.5*4.5
- 06 ảnh 3,5*3,5
Lưu ý: Ảnh phải được chụp trên phông nền trắng, mặc áo sáng màu, đầu tóc gọn gàng. Nếu người lao động chụp được ở nhà mang theo hồ sơ rồi thì thôi, nếu không chụp được ở nhà thì lên chụp ảnh tại Công ty.
10. Ảnh Gia đình
Số lượng: 01 (một ảnh)
Yêu cầu: Ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình (kích thước 12*20).
11. Hộ chiếu (có thể nộp sau)
Số lượng: 01 quyển.
Yêu cầu:
- Khi làm hồ sơ nhập học thì người lao động nên chủ động làm hộ chiếu luôn.
- Tuy nhiên, trong trường hợp chưa kịp làm thì người lao động thì sau khi trúng tuyển được nghỉ phép thì phải hoàn thành thủ tục hộ chiếu đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản. Thời gian làm hộ chiếu khá lâu, nên sau khi hoàn thiện thủ tục nhập học người lao động phải trình được giấy hẹn trả hộ chiếu của cơ quan Công An.
- Nơi làm hộ chiếu: phòng quản lý xuất nhập cảnh Công An tỉnh, thành phố nơi TTS cư trú.
12. Đơn tự nguyện (Làm tại công ty)
Đơn đã có mẫu sẵn theo từng công ty dịch vụ XKLĐ, khi lên Công ty khai Form nhập học , yêu cầu TTS chỉ việc điền đầy đủ thông tin và ký vào đơn.
13. Khai FORM thông tin (Làm tại công ty)
Khai theo mẫu tại Công ty.
14. Dịch thuật các văn bằng, chứng chỉ. (Làm tại công ty)
Số lượng: Mỗi loại 02 bản
Yêu cầu: Các loại văn bằng, chứng chỉ phải được dich ra tiếng Anh
Lưu ý:
- Có một số đơn hàng do đối tác Nhật yêu cầu, nên phải dịch sang tiếng Nhật. (Chi phí từ 100.000 – 200.000đ)
- Các bản dịch phải được đóng dấu công chứng và có lời chứng của Công chứng viên.
Như vậy, trên đây iWorker đã hướng dẫn các bạn toàn bộ danh mục hồ sơ và hướng dẫn chi tiết từng loại giấy tờ để các bạn chuẩn bị cho một bộ hồ sơ XKLĐ Nhật Bản. Các bạn có thể tham khảo để biết trước và chuẩn bị, đồng thời hiện tại các công ty dịch vụ XKLĐ họ cũng sẽ hướng dẫn các bạn!