Khi tái hôn, tôi 66 tuổi, còn bà ấy 51. Dù tuổi đã cao, chuyện tái hôn khiến nhiều người xì xào, nhưng tôi không quan tâm. Miễn là có người bầu bạn, tôi thấy mãn nguyện rồi.
Lẽ ra, ở cái tuổi này, tôi nên được tận hưởng cuộc sống, sống an nhàn bên con cháu, hưởng sự hiếu thảo của con cái như bao người. Nhưng số phận lại không ưu ái tôi như thế. Dù tôi có nhà, có xe, có tiền, nhưng lại chẳng có nổi một đứa con hiếu thảo. Điều này khiến tôi vô cùng thất vọng và đau lòng. Tôi không ngờ rằng, những đứa con mà tôi từng hết lòng yêu thương, nuôi dạy, cuối cùng lại quay lưng, lạnh nhạt với chính người cha già này.
Trước đây, chúng cũng từng rất hiếu thảo. Nhưng từ khi vợ tôi qua đời, mọi thứ đã thay đổi. Thái độ của con cái với tôi ngày càng tệ, dường như chúng đổ hết mọi lỗi lầm lên đầu tôi. Có lẽ vì khi bà ấy nằm viện, tôi lại nghĩ chỉ là bệnh bình thường nên vẫn đi công tác xa rồi không kịp nhìn mặt bà ấy lần cuối.
Tôi cũng rất đau lòng khi biết tin. Nếu tôi biết bà ấy bệnh nặng, tôi đã chẳng đi công tác. Nhưng con cái không hiểu.
Chúng nghĩ trong mắt tôi chỉ có công việc, không có gia đình. Từ đó trở đi, chúng không còn tha thứ cho tôi, không một lần về thăm. Dù là Tết, giỗ chạp hay những ngày lễ, tôi vẫn chỉ lủi thủi một mình trong căn nhà trống vắng.
Tôi từng gọi điện cho chúng, nói lời trách móc, thậm chí là mắng mỏ trong cơn giận. Nhưng đổi lại, chỉ nhận được những câu nói lạnh lùng. Tim tôi như vỡ vụn. Tôi đã hi sinh cả đời cho chúng, vậy mà cuối cùng lại bị trách móc thậm tệ. Nỗi đau ấy, khó ai có thể hiểu.
Sau khi vợ tôi qua đời, con cái không thèm để ý đến tôi nữa. (Ảnh minh họa)
Tôi tự an ủi mình rằng, con cái không hiếu thuận thì thôi, ít nhất tôi vẫn có điều kiện sống, có nhà, có tiền, chẳng lo đói khổ. Bao năm nay tôi sống một mình, quen với sự cô đơn.
Nhưng rồi thời gian trôi, tuổi già kéo đến, sức khỏe suy giảm, bệnh tật bắt đầu lộ rõ. Tôi bắt đầu sợ cô đơn, sợ một ngày nào đó nằm xuống mà không ai hay biết. Vậy nên tôi nghĩ đến chuyện tìm một người bạn đời, một người để cùng chia sẻ tuổi già.
Sau nhiều lần đi xem mắt, tôi gặp bà Lý, một người phụ nữ kém tôi 15 tuổi, góa chồng. Bà ấy có hoàn cảnh rất giống tôi và điều đó khiến tôi thấy đồng cảm. Người ta nói, chỉ những ai từng trải giống nhau mới dễ đồng hành. Tôi tin điều đó và quyết định theo đuổi bà ấy.
Sau hơn nửa năm kiên trì, cuối cùng bà ấy cũng chấp nhận. Bạn bè bà ấy đều nói, một người khó tính như bà mà tôi theo đuổi được thì chứng tỏ bà thật lòng. Tôi rất vui và tự hứa sẽ đối xử thật tốt với bà ấy.
Khi tái hôn, tôi 66 tuổi, còn bà ấy 51. Dù tuổi đã cao, chuyện tái hôn khiến nhiều người xì xào, nhưng tôi không quan tâm. Miễn là có người bầu bạn, tôi thấy mãn nguyện rồi.
Những tháng đầu bên nhau, bà chăm sóc tôi rất chu đáo. Ngày nào cũng nấu ăn, quan tâm từng chút một. Tôi thấy mình may mắn khi gặp được một người phụ nữ hết lòng như vậy.
Tôi càng thêm yêu thương, chủ động đưa tiền cho bà tiêu xài. Dù bà ấy tiêu khá mạnh tay, tôi cũng không tiếc, chỉ cần bà vui là đủ. Nhưng hạnh phúc ấy chẳng kéo dài được bao lâu, chỉ 2 tháng sau cưới là tôi đã thấy… sợ vợ.
Tái hôn được 2 tháng tôi bắt đầu thấy sợ vợ. (Ảnh minh họa)
Bà ấy dường như có sức khỏe quá dồi dào so với tuổi. Ban đêm, bà liên tục đòi hỏi, khiến tôi kiệt sức. Có lúc tôi sợ đến mức không dám về nhà, hoặc phải đợi vợ ngủ mới dám lén trở về. Tôi cũng không dám ngủ cùng giường vì sợ bị làm phiền.
Khi thấy tôi tránh mặt, vợ cho rằng tôi “không còn khả năng”, liền mua đủ loại thuốc bổ cho tôi, thậm chí nấu canh tẩm bổ mỗi ngày. Tuy biết vợ quan tâm, nhưng tôi thật sự không chịu nổi nữa. Tôi từng nói lời từ chối, nhưng bà không chấp nhận. Ngày nào cũng đòi hỏi khiến tôi vừa mệt mỏi, vừa áp lực.
Không chỉ vậy, bà còn tiêu xài rất hoang phí. Mỗi lần đi chợ là mua đầy túi lớn túi nhỏ. Bà ấy nói, vì tôi có tuổi rồi mà vẫn có được bà nên phải “bù đắp” xứng đáng.
Mỗi tháng, tiền hưu không đủ tiêu, tôi phải lấy đến tiền tiết kiệm tuổi già. Từ chỗ sống đủ đầy, tôi bắt đầu lo lắng cho tương lai. Bởi, bà ấy vừa biết tiêu tiền, vừa khiến tôi suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần.
Sau nửa năm sống chung, tôi bắt đầu có ý định ly hôn. Tôi biết nếu tiếp tục, tôi sẽ không chỉ kiệt quệ về sức mà còn cả về tinh thần và tài chính. Nhưng thường ngày bà ấy vốn đối xử với tôi rất tốt, khiến tôi không biết phải mở lời thế nào. Tôi rơi vào bế tắc, muốn rời đi nhưng lại không đủ dũng khí. Càng sống, tôi càng cảm thấy mệt mỏi và ngột ngạt.
Làm bạn đời của bà ấy, thực sự quá mệt mỏi với một người đàn ông già yếu như tôi. Tôi phải làm sao cho phải đây?